Ung thư phổi là một bệnh phổi ác tính chủ yếu do hút thuốc lá gây ra. Nó thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn khá nặng và tỷ lệ sống sót thấp. Điều trị ung thư phổi chủ yếu liên quan đến phẫu thuật và hóa trị. Xạ trị và các liệu pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu cũng có thể được sử dụng.
Trong những năm gần đây, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư phổ biến nhất ở nam giới và phụ nữ ở New Zealand, chiếm gần 20% tổng số ca tử vong do ung thư (trước ung thư ruột / đại trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt).
Thông tin chung
Bệnh ung thư hay gặp, khó phát hiện nhất và kết quả điều trị hiệu quả thấp, gây tử vong nhiều nhất hiện nay là ung thư phổi. Tại Việt Nam, sau ung thư gan, đây là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở cả nam và nữ. Vậy ung thư phổi là gì? Nó có mấy giai đoạn, triệu chứng, nguyên nhân ung thư phổi như thế nào?
Hiện nay, theo các kết quả nghiên cứu, căn bệnh này được chia thành 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Những tác nhân gây ung thư phổi
Bệnh nhân mắc bệnh bởi những nguyên nhân sau:
- Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị mắc bệnh bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
- Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
- Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ. Đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ – tại vùng và di căn xa. Ung thư trong nhu mô không gây đau đớn. Thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.
Những triệu chứng thường gặp gồm:
- Bị ho kéo dài không khỏi.
- Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.
- Bị đau ngực.
Ung thư phổi có lây truyền không?
Cũng giống như những căn bệnh ung thư khác, ung thư phổi không thể lây truyền từ người này sang người khác. Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm nhưng lại có khả năng di truyền. Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi có khả năng mắc bệnh cao hơn. Đó chính là lý do người thân của bệnh nhân mắc ung thư phổi thường được khuyên nên làm các xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ.
Ai dễ mắc bệnh nhất?
Những người nằm trong nguy cơ cao là những người hút thuốc, hút thuốc thụ động. Những người có người thân bị ung thư phổi, làm việc trong môi trường có nguy cơ tiếp xúc phải các chất gây ung thư… Đặc biệt tuổi càng cao thì khả năng, tần suất bị ung thư càng lớn.
>> Đọc bài viết: Bệnh trầm cảm và những nguyên nhân ít ai ngờ đến
Giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi
Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa như sau:
- Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
- Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi.
- Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị.
Các phương pháp chuẩn đoán hiện nay
Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh hay không, cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:
- Chụp X-Quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thướcc và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa.
- Lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ bệnh
Điều trị như thế nào?
Bệnh có nhiều giai đoạn khác nhau. Với mỗi giai đoạn bệnh cần có phương pháp điều trị cụ thể.
- Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u. Phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ, chưa bị di căn. Để có thể phẫu thuật, bệnh nhân cần có thể trạng cơ thể tốt.
- Phương pháp điều trị bằng tia xạ: được áp dụng nhằm phá hủy khói u khi còn nhỏ, khối u chưa có di căn hoặc làm hạn chế sự phát triển của khối u lớn. Phương pháp điều trị tia xạ có thể giúp kéo dài sự sống của bệnh nhân. Nó rất ít khi chữa khỏi bệnh.
- Điều trị bằng hóa chất: có đến 80-90% bệnh nhân giảm bệnh khi tế bào còn nhỏ và được sử dụng hóa chất để điều trị. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài sự sống.
- Phương pháp điều trị hỗ trợ: được sử dụng cho những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của bệnh. Nó chỉ có thể chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
Nguồn: vinmec.com