Nhiều quốc gia đã có những dấu hiệu phục hồi kinh tế tốt, nhưng bên cạnh đó tình trạng lạm phát tăng cũng đang chực chờ đe dọa. Bởi vì khi dịch được kiểm soát và các chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 có hiệu quả. Là nền tảng giúp cho nền kinh tế phục hồi và tăng tưởng. Nếu theo tình hình này sẽ không có gì ngạc nhiên khi chúng ta thấy mức giá cả tăng lên do yếu tố của chi phí đẩy. Đây là điều bình thường, đặc biệt bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ kinh tế. Thống kê cho thấy, trong tháng 5, thực trạng lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Canada, Anh và Đức đều tăng mạnh.
Lạm phát tại Canada
Tại Canada, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên 3,6% trong tháng 5/2021, mức cao nhất trong một thập niên. Chi phí sinh hoạt, thực phẩm, năng lượng và hàng tiêu dùng tại nước này đều tăng cao hơn so với bình thường. Cụ thể, chi phí nhà ở đã tăng 4,2%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008. Giá đồ nội thất cũng tăng 9,8%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1982. Khi Chính phủ Canada áp thuế lên tới 300% đối với một số đồ nội thất từ Trung Quốc. Giá xăng đã tăng 43% so với cùng kỳ năm 2020.
Lạm phát tăng mạnh đồng thời với việc các tỉnh lớn của Canada tiếp tục đóng cửa trong tháng 5 do đợt dịch thứ ba. Nhưng hiện tại, hầu hết các khu vực đã bắt đầu khởi động lại. Nếu lạm phát cao kéo dài, Ngân hàng Trung ương Canada có thể cần phải can thiệp để tăng lãi suất và hạ nhiệt lạm phát. Nhưng Shenfeld không lo lắng rằng thực trạng này hiện tại sẽ gây ra những vấn đề lớn.
Lạm phát tại Anh
Trong khi đó, lạm phát ở Anh đã chạm mức cao nhất kể từ trước đại dịch COVID-19 bùng phát. Với giá hàng may mặc, nhiên liệu và dầu mỏ bật tăng trong bối cảnh nền kinh tế nước này mở cửa trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 5 đã tăng mạnh lên 2,1%. Chỉ số này cao hơn 0,6% so với tháng trước đó. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 7/2019, chỉ số này phá vỡ mục tiêu 2,0% mà Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đề ra. CPI của Anh bắt đầu đà tăng mạnh từ tháng 3 vừa qua. Khi chính phủ nước này bắt đầu nới lỏng các hạn chế để phòng chống dịch COVID-19 theo từng giai đoạn.
Theo các chuyên gia, mức tăng của chỉ số lạm phát tại Anh trong tháng 5. Chủ yếu do giá nhiên liệu tăng trong năm 2021 nhờ giá dầu thô phục hồi. Bên cạnh đó, giá mặt hàng may mặc cũng làm tăng áp lực đối với lạm phát khi lượng chiết khấu giảm. Thông tin về thực trạng này của Anh tăng mạnh đã khiến thị trường bất ngờ. Bởi các nhà phân tích dự báo mức tăng này chỉ là 1,8%. Bên cạnh đó, dữ liệu này còn làm dấy lên quan ngại lạm phát toàn cầu có thể tăng vọt. Khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Lạm phát tại Đức
Còn tại Đức, tỷ lệ lạm phát cũng đang tăng mạnh. Trong tháng 5/2021, thực trạng này của nước Đức đã đạt mức 2,5%. Đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp tỷ lệ lạm phát gia tăng. Người tiêu dùng Đức đang cảm nhận rõ xu hướng giá cả hàng hóa gia tăng. Đặc biệt là xu hướng gia tăng cao của giá nhiên liệu.
Giới chuyên gia nhận định một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy thực trạng này tăng mạnh tại Đức là do sự tăng giá của các sản phẩm năng lượng. Giá các sản phẩm này đã tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân thứ hai là thuế giá trị gia tăng (VAT) đã trở lại giá trị bình thường như trước đại dịch từ tháng 1/2021. Ngân hàng Trung ương Đức dự báo tỷ lệ lạm phát tại Đức có thể còn tăng tới 4% trong những tháng tới.
Nguồn: vtv.vn