Chấn thương khi chạy bộ và cách phòng ngừa

Chấn thương khi chạy bộ và cách phòng ngừa

Chạy bộ giúp đốt cháy nhiều calo và tăng cường sức mạnh cho xương khớp, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách có thể gây hại. Người chạy bộ thường bị nhiều loại chấn thương, chẳng hạn như viêm gân Achilles, bong gân mắt cá chân, đau đầu gối, nẹp xương chày, gãy xương do căng thẳng, v.v. Theo Runner Blueprint, mỗi năm có khoảng 80% vận động viên chạy bộ bị chấn thương. Bất kể mức độ thể lực hay kinh nghiệm, bất kỳ người chạy nào cũng có thể bị chấn thương, chủ yếu là do tập luyện không đầy đủ, thiếu rèn luyện thể chất hoặc thử thách cơ sinh học. Dưới đây là một số chấn thương thường gặp, có dấu hiệu phát hiện sớm và cách hạn chế.

Các chấn thương thường gặp khi chạy bộ

Bong gân mắt cá chân khi chạy

Nếu đang chạy trên đường hoặc trên máy, bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân. Hoặc cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng. Có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa.

Bong gân mắt cá chân khi chạy

Trường hợp được chẩn đoán bong gân mắt cá chân khi dây chằng, dải mô chắc khỏe đóng vai trò kết nối các đoạn xương, ở mắt cá xoắn lại và rách. Nguyên nhân chủ yếu là do khớp phải chịu đựng lực tác động quá lớn. Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau. Vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng.

Đau xương cẳng chân dai dẳng

Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng. Cơn đau phát sinh dọc theo xương ống chân. Nguyên nhân đau thường là do xương ống quyển liên tục bị va đập. Đau cẳng chân rất dễ xảy ra khi bạn đột ngột thay đổi cường độ tập luyện. Chẳng hạn như kéo dài quãng đường chạy bộ hoặc tăng tốc độ chạy. Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày. Nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài.

Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu. Và chính xác vị trí là đau là chỗ nào. Nếu bạn bị đau trong khoảng 2 tuần hoặc hơn thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay. Để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng cứ trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng. Vì sự tương đồng giữa các triệu chứng cũng như thời điểm phát sinh chấn thương nên mọi người hay nhầm lẫn giữa đau cẳng chân và đau do rạn xương chân. Để xác định đúng vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt, người bệnh nên đi chụp Xquang.

Căng cơ

Căng gân cơ đề cập đến tình trạng rách nhẹ hoặc căng quá mức của một hoặc nhiều trong số ba cơ ở mặt sau của đùi. Những người mới tập chạy dễ bị căng cơ hơn. Vì chưa quen với tính chất tác động mạnh của môn thể thao này. Nếu chạy nước rút hoặc chạy quá tốc độ, runner có nhiều khả năng mắc phải tình trạng này. Các nguyên nhân khác bao gồm bỏ qua khởi động, tập quá sớm. Căng cơ gân kheo biểu hiện bằng sự cứng và đau dọc mặt sau của đùi. Đặc biệt là khi cố gắng kéo căng cơ, tăng tốc hoặc giảm tốc độ trong khi chạy…

Căng cơ

Hầu hết hội chứng căng cơ đểu có thể xử lý tại nhà. Khi gặp tình trạng này, runner cần ngừng chạy ngay, nghỉ ngơi một vài ngày, chườm đá vùng đau từ 15 đến 20 phút một vài lần mỗi ngày và kê cao chân bị thương trên gối để tăng tốc độ hồi phục và giảm sưng. Thời gian phục hồi thay đổi tùy theo từng vận động viên khác, mất từ hai tuần đến ba tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của căng cơ.

Cách phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ?

Bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ như sau: Lên kế hoạch tập luyện điều độ, khoa học, lắng nghe cơ thể, đừng cố gắng tập luyện quá sức. Đừng quên khởi động với những bài tập co duỗi cơ trước khi chạy. Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất cũng như sức bền. Kết hợp nhiều bài tập luyện với nhau, ví dụ như bơi, đạp xe… Lựa chọn quần áo, giày chạy phù hợp. Chọn quãng đường bằng phẳng để chạy bộ, đừng lựa những địa điểm có dốc, đèo, gập ghềnh khó di chuyển… Không để cơ thể mất nước khi tập luyện…

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *