Chưa gỡ bỏ “Thẻ vàng” thì xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU rất khó

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới

Nếu “thẻ vàng” không được gỡ bỏ, hoạt động khai thác thủy sản của nước ta có thể bị cảnh cáo “thẻ đỏ” và cấm xuất khẩu vào thị trường EU. Vào tháng 10/2017, Hội đồng Liên minh Châu Âu (EC) đã cảnh báo sản phẩm thủy sản đánh bắt tại Việt Nam bị “thẻ vàng” khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Vì không tuân thủ các quy định chống khai thác IUU. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và khai thác thủy sản của nước ta. Bởi đây là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam. Quyết định của EU đưa ra cảnh báo “thẻ vàng” được công bố trên trang web, đã gây mất uy tín nghiêm trọng cho thủy sản Việt Nam.

“Thẻ vàng” trong khai thác thủy sản

Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Theo ước tính, hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lí (IUU). Đã mang lại giá trị khoảng 11-22 tỷ USD mỗi năm. Tương đương với 11-26 triệu tấn cá bị đánh bắt trái phép. Chiếm ít nhất 15% sản lượng đánh bắt thủy sản trên thế giới.

Tình hình tàu cá ở Việt Nam vi phạm khai thác vẫn nhiều

Theo Hội đồng Liên minh Châu Âu (EC), hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển. Tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế – xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Năm 2016, các quốc gia thành viên ASEAN đã cùng nhau tuyên chiến với đánh bắt cá IUU và cam kết tăng cường đánh bắt bền vững trong khu vực, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản ASEAN và tuân thủ các tiêu chuẩn, cũng như quy định quốc tế. Tuy nhiên, đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn còn là vấn nạn ở Đông Nam Á.

Việt Nam chưa được gỡ bỏ “thẻ vàng”

Trong số 21 quốc gia bị Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra “thẻ vàng” từ cuối năm 2017. Đến nay đã có 14 quốc gia được xóa “thẻ vàng”. Nhưng lại không có Việt Nam, dù chúng ta đã có nhiều cố gắng khắc phục. Tính đến thời điểm này, tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương đã chấm dứt. Tuy nhiên, tình hình tàu cá vi phạm vùng biển các nước trong khu vực như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan vẫn xảy ra. Tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng chưa vững chắc, còn diễn biến phức tạp.

Nếu bị "thẻ đỏ" sẽ cấm xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU

Năm 2020 đã xảy ra 50 vụ/90 tàu vi phạm bị bắt giữ, xử lý so với cùng kỳ năm 2019, giảm 54 vụ/55 tàu. Từ đầu năm 2021 đến nay, tiếp tục xảy ra 12 vụ/19 tàu tại các tỉnh Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang… vi phạm bị nước ngoài bắt giữ, xử lý. Theo Tổng cục Thuỷ sản, tính từ 1/10/2019 đến 31/12/2020, các địa phương đã xử phạt 2.468 vụ. Với tổng số tiền xử phạt là hơn 42 tỷ đồng liên quan đến hành vi khai thác IUU.

Tuy nhiên, thực tế thì có những tỉnh đã xử phạt nhiều tiền, nhưng có địa phương chỉ nhắc nhở. Việc này dẫn đến các đội tàu chuyển từ nơi xử phạt nặng sang địa phương chỉ nhắc nhở. Để hoạt động trái phép, làm cho công tác quản lý đội tàu càng thêm phức tạp. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu khẳng định không gỡ “thẻ vàng” nếu tình trạng này không chấm dứt.

Nước ta có nguy cơ phải nhận “thẻ đỏ”

Mặc dù chúng ta đã thực hiện rất tốt thông tin truyền thông ở các cảng cá, bến cá. Cùng với việc phổ biến kiến thức, tài liệu đến ngư dân. Nhưng sự hiểu biết và nắm vững hệ thống pháp luật của các địa phương, doanh nghiệp, ngư dân còn hạn chế. Việc thực thi pháp luật còn không đồng bộ giữa các tỉnh. Dẫn đến tình trạng nhiều khi tàu cá không vào cảng này thì sẽ vào cảng kia. Thế nên ngoài thay đổi hạ tầng thì việc đào tạo, nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức cho người lao động. Cũng là mấu chốt để có thể tháo gỡ thẻ vàng.

Ngư dân Việt Nam vẫn chưa có ý thức về luật khai thác thủy sản

Thời gian tới, Ủy ban Châu Âu sẽ có đợt kiểm tra lần thứ 3 về tình hình thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Nếu không gỡ được “thẻ vàng”, có thể thủy sản khai thác nước ta sẽ bị cảnh báo “thẻ đỏ”. Cũng như bị cấm xuất khẩu vào thị trường EU. Việc nỗ lực gỡ bỏ thẻ vàng không phải là vì các nước châu Âu yêu cầu. Mà việc này còn để giữ sinh kế, phát triển bền vững thủy sản cho con cháu chúng ta. Đồng thời bà con ngư dân không vi phạm pháp luật và không bị nước ngoài bắt giữ người và tàu thuyền như vừa qua.

Nguồn: vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *