Sau khi có lệnh dừng bán tại chỗ, các nhà hàng chuyển sang bán mang đi khiến những shipper (người giao hàng) bận rộn chạy ngược xuôi. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Một số nơi đã tạm đình chỉ hoạt động các tổ chức thương mại, dịch vụ. Bao gồm nhà hàng và tổ chức dịch vụ ăn uống tại chỗ. Chỉ cho phép mang đi để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Cũng như giữ khoảng cách giữa con người và cộng đồng. Tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, hạn chế ra ngoài càng nhiều càng tốt trừ khi thực sự cần thiết. Do đó, các dịch vụ giao hàng tăng mạnh trong thời điểm dịch bệnh này. Theo một số shipper giao đồ ăn, thì chỉ cần một ngày là bạn đã có thể kiếm được khoảng nữa triệu đồng.
Nhà hàng, dịch vụ ăn uống bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19
Reputa dự báo, thị trường dịch vụ giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD. Và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Song chưa cần nói đến chuyện dài hạn, thì ngay thời điểm này, shipper của các hãng giao đồ ăn đã luôn ở trong trạng thái hoạt động hết công suất. Thay vì thực khách, giờ đây, xuất hiện tại các quán ăn là các shipper. Giai đoạn này, khi các hàng quán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ bán mang về. Thì giao đồ ăn là công việc “hái ra tiền” ở thời điểm này.
Thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của UBND TP HCM về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,… Đu đồng loạt treo thông báo “dừng phục vụ tại chỗ”, chỉ bán mang về. Vì thế, số lượng giao hàng online tăng mạnh. Theo một chủ quán trà sữa trên đường Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM), từ khi dịch COVID-19 bùng phát, cửa hàng đã bố trí 2 nhân viên cùng đứng ở quầy pha chế thì mới có thể kịp đơn cho shipper đi giao.
Các đơn giao hàng của shipper tăng mạnh
Vừa giao xong một đơn đặt hàng đồ ăn cho khách, anh Đoàn Văn Tịnh (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) chia sẻ: “Đây là đơn hàng thứ 20 của tôi trong ngày. Những ngày này các đơn hàng nhiều không xuể. Nếu chăm chỉ chạy từ 15-20 đơn hàng cũng kiếm khoảng 350 – 400.000 đồng/ngày. Vì thế, thu nhập hiện tại của tôi cũng khá hơn đủ để trang trải cuộc sống”.
“Nếu chạy chăm thì được 600-700 nghìn đồng. Còn trung bình được 400-500 nghìn đồng”, một shipper khác cho biết. Theo đại diện các hãng xe, các đơn hàng giao thức ăn đang tăng khoảng hai con số so với giai đoạn trước. Thậm chí có nhiều ngày, nhất là thời điểm đầu mùa dịch căng thẳng. Hoặc những ngày nắng nóng, lượng tăng có thể lên tới ba con số.
Thị trường giao thức ăn trực tuyến phát triển
Nhu cầu tăng cao, không chỉ những shipper “mướt mồ hôi” giao hàng. Mà các hãng xe cũng tăng tốc trên “đường đua” hút người dùng. Ngoài các mã giảm giá, chương trình khuyến mãi liên tục dành cho thực khách online. Họ cũng tung ra nhiều ưu đãi cho các đối tác. Ông Phạm Lê Tuấn Kiệt – Giám đốc Phát triển kinh doanh GoFood cho biết đối với các quán ăn, khi triển khai chương trình “Quán còn mở thì còn freeship”. Thì ngoài hỗ trợ người tiêu dùng, còn giúp tăng lượng đơn hàng cho các quán ăn.
Còn theo Giám đốc kinh doanh Grabfood và Grabmart – Mã Tuấn Trọng, mở rộng dịch vụ GrabExpress giao đồ ăn, nhằm hỗ trợ các cửa hàng. Đặc biệt là các doanh nghiệp F&B vừa và nhỏ. Để duy trì hoạt động kinh doanh, tiết kiệm hơn 27% so với trước. Theo báo cáo của Reputa, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường giao thức ăn trực tuyến khi chiếm đến 33,38% thị phần. Theo sau là Now, Baemin, Loship và Gofood. Và khi càng có nhiều màu áo chen nhau trước cửa các quán ăn. Thì các thực khách online lại càng được hưởng lợi.
Nguồn: vtv.vn