Du lịch là một ngành kinh tế điểm mạnh của nước ta và đóng góp rất nhiều vào GDP của cả nước. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng nổ và đặc biệt là trong thời gian qua, lĩnh vực này càng càng nguy kịch. Có quá nửa số công ty phải ngưng hoạt động và cũng có rất nhiều đơn vị phải tuyên bố phá sản khi không còn trụ vững. Các công ty không thể bỏ tất cả nhân viên nhưng lại vẫn phải trả lương mà không có khách hàng. Điều này khiến các doanh nghiệp lao đao vì vòng vốn. Do đó, rất cần thiết giải pháp hỗ trợ từ chính phủ để ổn định được tình hình.
Du lịch ngày càng nguy kịch
Ngành du lịch đang bị tê liệt gần như hoàn toàn, thậm chí một số doanh nghiệp đã phá sản. Ngày 15-6, Hiệp hội Du lịch TP HCM đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND TP HCM và các đơn vị liên quan kiến nghị mở rộng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch Covid-19.
Theo Hiệp hội Du lịch TP, Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01. Trong đó có sửa đổi liên quan đến thời hạn trả, miễn, giảm lãi, phí…. Thông tư quy định các doanh nghiệp được ngân hàng thương mại xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ thêm 12 tháng. Nhưng thực tế các doanh nghiệp du lịch rất khó khăn trong thanh toán các khoản nợ. Trong khi đó, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
Ngành du lịch tại Hồ Chí Minh
“Ngành du lịch vốn lao đao, chưa thể phục hồi. Hiện nay ngành đang bị tê liệt hoàn toàn. Một số doanh nghiệp đã phá sản. Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ không thể trả được nợ, lãi vay. Việc chưa xác định được thời gian đón khách quốc tế trở lại nên khó khăn sẽ kéo dài”. Bà Nguyễn Thị Khánh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM nói.
Những khó khăn của ngành du lịch, trong đó có lữ hành, khách sạn, nhà hàng, chuỗi cung ứng dịch vụ, kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành như vận tải đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thuỷ…Vì vậy, việc tạo những cơ chế đặc thù, ưu đãi giúp doanh nghiệp du lịch vượt qua khó khăn trước mắt, khôi phục hoạt động cũng góp phần tạo động lực vực dậy các ngành, lĩnh vực liên quan.
Kiến nghị vốn vay cho ngành du lịch
Hiệp hội Du lịch TP kiến nghị Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay. Hiệp hội mong sớm có chính sách đặc thù về thời hạn trả nợ, lãi vay cho lĩnh vực du lịch. Cụ thể, kiến nghị giảm lãi suất vay đang áp dụng, ấn hạn gốc và lãi toàn bộ dư nợ hiện hữu. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) là 24 tháng. Thời hạn tính từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ…
Liên quan đến chính sách lãi suất, như đã thông tin, Sở Du lịch TP cũng kiến nghị UBND TP xem xét trình HĐNĐ TP. Hi vọng thành phố chấp thuận chủ trương sử dụng vốn ngân sách ủy thác. Nhờ đó cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP phát triển dịch vụ này. Đơn vị ngân hàng sẽ hỗ trợ tín dụng. Các doanh nghiệp sẽ vay theo hình thức tín chấp. Mức lãi suất vay 0% cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được vay sẽ không phân biệt lớn, nhỏ. Miễn là doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tiền vay dùng để trả lương cho người lao động trong 3 tháng.
Báo cáo của Sở Du lịch cho thấy đến nay chỉ còn khoảng 50% doanh nghiệp lữ hành hoạt động. Trong 5 tháng đầu năm, tổng cộng 171 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Các doanh nghiệp đều cắt giảm từ 50 – 80% lao động. Hiện tại, các doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn khó khăn này…
Nhìn lại năm 2020
Năm 2020, cả nước có 3.339 doanh nghiệp lữ hành Trong đó có 2.519 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 820 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Nhưng 90 – 95% các doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động. Cũng trong năm 2020 có 201 công ty lữ hành xin cấp mới giấy phép. Nhưng có tới 338 công ty xin thu hồi giấy phép. Các công ty lữ hành quốc tế chuyển hết sang kinh doanh lữ hành nội địa. 26.721 hướng dẫn viên, với 16.965 cũng chuyển sang hướng dẫn nội địa hoặc chuyển nghề.
Hơn 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 phòng trên cả nước nhưng công suất phòng chỉ đạt 20 – 25% ở các tỉnh, thành phố. Một số địa bàn du lịch trọng điểm, nhiều khách sạn buộc phải đóng cửa. Nhiều đơn vị cũng chuyển đổi mục đích sử dụng vì không cầm cự nổi.
Nguồn: Nld.com.vn