Giới đầu từ trên khắp thế giới đang chao đảo vì những dự báo sau phiên họp ngày 16/6 vừa qua của Fed. Bởi cuộc họp dự báo tín hiệu nâng lai suất sớm hơn so với dự kiến. Nhìn chung trên bảng chứng khoán điện tử là một loạt những chỉ số màu đỏ. Cuộc lạm phát diễn ra sớm này cũng được cho là hậu quả của đại dịch Covid-19. Do đó, các tổ chức đều cố gắng đưa ra các chính sách nhằm phục hồi nền kinh tế. Điển hình như chương trình mua lại 120 tỷ trái phiếu hàng tháng của FOMC là nguồn động lực lớn để các nhà đầu tư có niềm tin vào thị trường.
Vậy cụ thể tình hình lãi suất tăng sớm gây nên những biến động gì trên thị trường? Cũng như giới đầu tư vội vàng bán tháo các mặt hàng để tránh thua lỗ có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế không? Hãy cùng camnanglamgiau.net tìm hiểu kĩ hơn tình hình chứng khoán hiện nay thông qua bài viết sau đây nhé!
FOMC cũng đã nâng dự báo lạm phát từ 2,4% lên 3,4%
Phố Wall lao dốc trong phiên thứ Tư (16/6) sau khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2023. Tín hiệu này sớm hơn một năm so với dự kiến.
Thứ Tư, thị trường đổ dồn vào kết quả cuộc họp định kỳ kéo dài 2 ngày của Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed. Theo đó, FOMC quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản gần bằng 0 hiện nay. Và tiếp tục chương trình mua lại 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng. Điều này nhằm mục đích hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đây là phiên họp thứ 10 liên tiếp, ngân hàng trung ương không điều chỉnh lãi suất.
Tuy nhiên, FOMC cũng đã nâng dự báo lạm phát từ 2,4% lên 3,4% trong năm nay. Và giảm xuống còn 2,1% vào năm 2022. Nó nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế 2021 từ 6,5% lên 7%. Và chỉ ra sẽ tiến hành 2 lần nâng lãi suất trước cuối năm 2023.
Theo Reuters, 11 trong số 18 quan chức FOMC đồng thuận với qua điểm. Tức là lãi suất cơ bản sẽ tăng ít nhất 0,5% cho đến cuối năm 2023. Song, các quan chức cũng đồng ý giữ chính sách hỗ trợ hiện tại để khuyến khích sự phục hồi trên thị trường việc làm.
Giới đầu tư có phản ứng tiêu cực với thông tin từ cuộc họp
Fed nhắc lại lời hứa sẽ chờ đợi “tiến bộ đáng kể hơn nữa” của nền kinh tế Mỹ. Trước khi bắt đầu chuyển sang các chính sách điều chỉnh cho một nền kinh tế mở hoàn toàn. Sau cuộc họp, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng. Trong khi đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 6 tuần.
Giới đầu tư cũng có phản ứng tiêu cực với thông tin từ cuộc họp. Nhất là thông tin Fed sẽ tăng lãi suất sớm hơn kế hoạch đưa ra trước đó. Kết thúc phiên 16/6, chỉ số Dow Jones giảm 265,66 điểm (-0,77%), xuống 34.033,67 điểm. Chỉ số S&P giảm 22,89 điểm (-0,54%), xuống 4.23,70 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 33,17 điểm (-0,24%), xuống 14.039,68 điểm.
Cổ phiếu châu Âu hầu hết tăng điểm trong phiên đêm qua. Bất chấp các dấu hiệu cho thấy Fed có thể sớm bắt đầu tháo gỡ các chính sách hỗ trợ kinh tế. Kết thúc phiên 16/6, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 12,47 điểm (+0,17%), lên 7.184,95 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 18,95 điểm (-0,12%), xuống 15.710,57. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 13,13 điểm (+0,20%), lên 6.652,65 điểm.
Tình hình chứng khoán tại một số thị trường châu Á
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm khi các cổ phiếu liên quan đến chip suy yếu. Mặc dù hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhờ chương trình tiêm chủng vắc-xin đã nâng đỡ các cổ phiếu chu kỳ.
Chứng khoán Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng mạnh từ đà sự sụt giảm của nhóm cổ phiếu vật liệu và chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, các nhà đầu tư lo lắng về mức định giá cao. Chứng khoán Hồng Kông giảm do các nhà đầu tư kiềm chế đặt cược lớn trước kết quả cuộc họp của Fed. Chứng khoán Hàn Quốc tăng trong bối cảnh giới đầu tư chờ manh mối từ tuyên bố chính sách của Fed sẽ được đưa ra vào cuối ngày.
Kết thúc phiên 16/6, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 150,29 điểm (-0,51%), xuống 29.291,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 38,23 điểm (-1,07%), xuống 3.518,33 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 102,69 điểm (-0,70%), xuống 28.436,84 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 20,05 điểm (+0,62%), lên 3.278,68 điểm.
Giá vàng lao dốc khi giá của đồng USD tăng mạnh
Giá vàng đêm qua lao dốc sau khi đồng USD tăng giá mạnh sau cuộc họp của Fed. Giới đầu tư tháo chạy khỏi thị trường khi Fed báo hiệu có thể tăng lãi suất cơ bản sớm hơn dự kiến. Kết thúc phiên 16/6, giá vàng giao ngay giảm 46,80 USD (-2,52%), xuống 1.811,90 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 5,00 USD (+0,27 %), lên 1.861,40 USD/ounce. Giá dầu tiếp tục tăng trong phiên ngày thứ Tư trong bối các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang tăng cường hoạt động để đáp ứng nhu cầu phục hồi.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô nước này giảm 7,4 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 11/6 do hiệu suất sử dụng dầu lọc tăng lên 92,6%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2020, trước khi đại dịch xảy ra. Lượng hàng tồn kho giảm mạnh hơn dự kiến là một tín hiệu khác. Nó cho thấy việc cải thiện nhu cầu trên toàn thế giới.
Kết thúc phiên 16/6, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 0,03 USD (+0,04%), lên 72,15 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,40 USD (+0,5%), lên 74,39USD/thùng.
Cảm ơn các bạn đọc đã quan tâm theo dõi tin tức. Hãy cập nhập nhiều thông tin kinh tế hữu ích khác tại trang web camnanglamgiau.net của chúng tôi! Và đừng quên like, chia sẻ những tin tức bổ ích này đến gia đình và bạn bè nhé! Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả và tràn đầy năng lượng!
Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn