Hot: Bộ Công Thương công bố áp đặt thuế cho sản phẩm từ Thái Lan

mía Thái Lan bị áp thuế

Trong thời gian qua, sản lượng mía đường Thái Lan được nhập khẩu vào Việt Nam là cực lớn. Lý do một phần là vì có đường dây bán hàng phá giá nên với giá rẻ thì nhu cầu lại càng cao. Việc này đã gây ra hệ lụy khiến kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng, doanh thu từ mía đường giảm. Nó dẫn đến việc người công nhân mất việc và lại rơi vào cảnh khó khăn khi dịch bệnh vẫn tung hoành. Để hỗ trợ người nông dân, nhà nước đã có quyết định áp đặt thuế lên hàng mía đường Thái Lan, ở một vài mặt hàng lớn. Như vậy, thời gian tới hàng nội địa sẽ vẫn đảm bảo có thể cạnh tranh với hàng của Thái Lan.

Áp đặt thuế để chống hàng bán phá giá

Bộ Công Thương vừa áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với một số sản phẩm đường mía Thái Lan. Ngày 16-6, Bộ Công Thương cho biết cơ quan này vừa ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

mía

Quyết định của Bộ Công Thương nêu rõ áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía, phân loại theo mã HS. Bao gồm: HS 1701.13.00; 1701.14.00; 1701.91.00; 1701.99.10; 1701.99.90 và 1702.90.9. Đây là mía đường được nhập khẩu vào Việt Nam. Những mặt hàng này có xuất xứ từ Thái Lan (mã Vụ việc AD13-AS01). Thuế sẽ được áp dụng kể từ ngày 16-6-2021.

Điều tra vụ việc

Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 21-9-2020. Đó là sau khi thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp của đại diện ngành sản xuất trong nước.

Quá trình điều tra đã được Bộ Công Thương thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. Quy trình này cũng theo Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan. Trên cơ sở thông tin của ngành sản xuất trong nước, Chính phủ Thái Lan và các bên liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá và trợ cấp của các sản phẩm đường mía Thái Lan. Bộ cũng đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như tác động kinh tế – xã hội. Nó gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Kết quả và cách xử lý

Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề. Điều này thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh. Nó còn có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

mía Việt Nam

Từ kết quả điều tra, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Thuế này được áp dụng  với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ Thái Lan. Những hàng mía đường ở mức 47,64% sẽ phải chịu thuế. Quyết định áp thuế này có thời hạn 5 năm. Nó có thể được rà soát theo đúng quy định pháp luật.

Ảnh hưởng tới người dân Việt Nam

Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường phải đóng cửa. Điều này gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm. Bên cạnh đó, 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng. Nguyên nhân do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp. Nguyên nhân khác là do bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020. Giai đoạn đó, lượng bán mía đường lên tới gần 1,3 triệu tấn. Con số này đã tăng 330,4% so với năm 2019.

Trong khi đó, Hội Lương thực – thực phẩm TP.HCM (FFA) đã có đánh giá ban đầu. Theo đó, chính sách trợ cấp và có dấu hiệu bán phá giá của Thái Lan thời gian qua gây ảnh hưởng nặng nề. Nó khiến lượng đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến. Đường Thái Lan chiếm gần 90% lượng đường nhập khẩu của Việt Nam.

Nguồn: Nld.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *