Chuẩn đoán OCD
Để chẩn đoán chứng OCD và xác định nguyên nhân không phải là điều dễ dàng. Công việc thường bắt đầu bằng một cuộc nói chuyện giữa con với một chuyên gia tâm lý. Cả bố mẹ và bé đều phải điền vào bảng câu hỏi để bác sĩ biết về tình trạng của trẻ. Ngoài việc kiểm tra tâm lý, bác sĩ cũng có thể đề nghị khám sức khỏe. Sau đó làm một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác.
OCD khác với các thói quen thời thơ ấu khác như thế nào?
Thông thường trẻ em có thói quen trong bữa ăn, trước khi đi ngủ,… OCD khác với những thói quen này. Sự ép buộc hoặc nghi lễ có thể trở nên quá thường xuyên hoặc quá dữ dội hoặc gây khó chịu cho đứa trẻ. Và có thể bắt đầu cản trở cuộc sống hàng ngày của chúng.
OCD không phải là thứ mà một đứa trẻ hay thanh thiếu niên có thể đơn giản “thoát khỏi”. Những ám ảnh mà họ phải chịu đựng và những sự ép buộc mà họ sử dụng để cố gắng thoát khỏi cảm giác tồi tệ của mình thường không dễ kiểm soát.
Làm cách nào để đối phó với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Hiện không thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh. Nhưng các triệu chứng sẽ giảm bớt nếu bạn thực hiện theo một số liệu pháp. Các trường hợp nhẹ thường chỉ điều trị bằng liệu pháp, nhưng nếu nặng hơn thì phải dùng đến thuốc.
Sử dụng liệu pháp tâm lý
Tâm lý trị liệu là một loại trị liệu hành vi nhận thức. Đây là cách điều trị hiệu quả nhất cho chứng OCD ở trẻ em. Việc này giúp sửa đổi những hành vi cưỡng chế của bé. Những chuyên gia sẽ cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của những ý nghĩ ám ảnh và loại bỏ chúng. Liệu pháp này cần thời gian và có thể gặp đôi chút khó khăn với trẻ nhỏ.
Dùng thuốc khi cần thiết
Thuốc là một sự lựa chọn cần thiết cho những bé mắc chứng OCD khi những liệu pháp khác không còn khả thi. Các bác sĩ thường kê các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) để làm giảm lo lắng. Để điều này giúp bé tiếp nhận các liệu pháp trị liệu dễ dàng hơn. Sự kết hợp giữa thuốc và trị liệu hành vi là một phương pháp điều trị tốt cho các trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị tốt nhất phụ thuộc vào phản ứng của bé khi thực hiện.
Học cách xoa dịu hành vi người mắc OCD
Khi bé mắc chứng OCD, cả gia đình đều sẽ bị ảnh hưởng. Trong lúc con yêu phải chịu đựng những hành động mà mình không kiểm soát được thì bố mẹ đều phải cố gắng tìm cách để xoa dịu các hành vi của con.
Các thành viên trong gia đình cần làm gì?
Dưới đây là một vài lời khuyên để bạn chăm sóc bé và những thành viên khác trong gia đình:
- Tìm hiểu về hội chứng OCD bằng cách nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Từ đó biết mục tiêu và bạn sẽ đóng vai trò nào trong phương pháp trị liệu;
- Nói với con về chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Để bé hiểu rằng đó không phải là lỗi của mình và bé có thể học cách thay đổi hành vi đó với sự giúp đỡ từ mọi người;
- Đặt cho chứng OCD một biệt danh đặt biệt và hài hước. Để bé không bị lo lắng vì nghĩ đây là một căn bệnh hiểm nghèo;
- Đừng chỉ trích con vì hành vi quá khích. Vì đây chỉ là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe chứ không phải là biểu hiện cho tính cách của bé;
- Cho con uống thuốc thường xuyên;
- Không tham gia hoặc khuyến khích các hành vi cưỡng chế của con. Hãy theo dõi các dấu hiệu của chứng OCD để phát hiện sớm và loại bỏ trước khi chúng trở nên khó kiểm soát;
- Hãy giải thích rằng, bạn phải dành thời gian để điều trị bệnh cho anh/chị/em của bé. Điều này sẽ giúp xử lý những cảm xúc oán giận của các thành viên khác.
Hãy kiên nhẫn
Việc điều trị OCD cần thời gian và cũng rất thử thách. Nếu bạn không thể ngăn ngừa chứng bệnh này thì nên theo dõi và nhận ra các triệu chứng đầu tiên của OCD để có phương pháp điều trị kịp thời.