Lưu ý bạn cần nắm khi đi du lịch theo tour đến Ấn Độ

Lưu ý bạn cần nắm khi đi du lịch theo tour đến Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia hấp dẫn bởi nét văn hóa đặc sắc bắt nguồn từ “nền văn minh sông Ấn”. Bên cạnh đó những công trình kiến trúc độc đáo như lạc vào mê cung huyền bí cũng là điểm nhấn thú vị khiến đất nước này thu hút nhiều du khách ghé thăm. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người, đặc biệt là nữ giới vẫn có tâm lý e ngại khi đi du lịch Ấn Độ bởi phong tục và tập quán nơi đây. Chính vì vậy, việc nắm rõ những bí quyết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Ấn Độ an toàn, vui vẻ là rất cần thiết cho bạn trước khi đặt chân đến đất nước này.

Vài nét về đất nước Ấn Độ

Ấn Độ là một quốc gia lớn ở Nam á, có diện tích rộng 3,3 triệu km2. Có dân số đứng thứ hai trên Thế giới (871 triệu, năm 1991 ). Thời cổ Trung đại, Ấn Độ cùng với các nước láng giềng (Pakistan, Bagladesh). Tạo thành một tiểu lục địa gọi là Hindustan.

Ấn Độ là một quốc gia lớn ở Nam á, có diện tích rộng 3,3 triệu km2

Ấn Độ (từ đây được hiểu theo nghĩa rộng tức Hindustan). Là đất nước của những tương phản (về địa hình, khí hậu, chủng tộc, ngôn ngữ). Đồng thời là một quốc gia thống nhất trong đa dạng. Phía Nam dãy núi Hymalaya quanh năm tuyết phủ là sa mạc. Thar cháy bỏng; giáp với miền Bengal mưa nhiều nhưng đất phì nhiêu và dân cư đông đúc là cao nguyên Dekkan đất rộng người thưa, khô cằn sỏi đá. Thời Trung đại có lúc Ấn Độ đã bị chia xẻ thành gần 600 tiểu quốc với hàng nghìn phương ngữ và thổ ngữ, cùng những khác biệt và đối địch về tôn giáo.

Tuy nhiên, trong suốt quá trình lịch sử, Ấn Độ là một chỉnh thể thống nhất. Chất keo kết dính ở đây chính là nền văn hoá Ấn Độ được thể hiện qua các truyền thống, bản sắc dân tộc cũng như đời sống tâm linh, phong tục tập quán, kinh sách và sử thi.

Những quy định về hải quan Ấn Độ bạn cần biết

  • Khi đi du lịch nước ngoài, mỗi quý khách được phép mang 20kg hành lý ký gởi và 0,5 kg hành lý xách tay miễn cước.
  • Hành lý quá cước quy định phải trả tiền cước theo quy định của hãng hàng Không: 8 USD/1kg. Quý Khách có mang theo máy quay phim, máy ảnh có giá trị lớn, băng đĩa đã có nội dung nên để ở túi xách tay và phải khai báo trong tờ khai Hải Quan tại sân bay Tân Sơn Nhất khi xuất cảnh để không phải bị đóng thuế khi nhập cảnh trở về.
  • Mỗi quý Khách được mang theo 3.000 USD, vàng bạc và các loại nữ trang mang trên người không quá 8 lượng thì không cần khai báo (lưu ý: Quý Khách không nên mang theo Kim Cương, đá quý có gía trị lớn).
  • Mỗi quý khách được phép mang vào tại các phi trường quốc tế hàng hóa miễn thuế sau: rượu các loại từ dưới 01 lít, thuốc lá dưới 200 điếu.
  • Mỗi quý Khách được miễn nộp thuế Hải Quan khi mang vào Việt Nam với tổng số lượng hàng hóa không quá 300 USD (không tính hàng kim khí điện máy).

Lưu ý: Quý khách không được để các vật có thể sử dụng làm hung khí như: dao, kéo…. Trong hành lý xách tay hoặc để băng từ trong hành lý ký gửi. Tuyệt đối không được mang theo hàng quốc cấm khi xuất cảnh.

Thời gian tại Ấn Độ

Ấn Độ có giờ đi trước Việt Nam 1,5 giờ.

Ví dụ: bạn ở Việt Nam và bạn muốn gọi điện thoại để đặt phòng hoặc dịch vụ tại Ấn Độ, thời gian thuận tiện nhất cho cả hai bên là từ 10:30 sáng đến 6:00 tối. Tại Ấn Độ, đây sẽ là thời gian làm việc thông thường trong khoảng từ 9:00 sáng đến 4:30 chiều.

Nếu bạn muốn liên hệ với ai đó ở Ấn Độ và bạn có mặt bất cứ lúc nào, bạn có thể lên lịch một cuộc gọi trong khoảng thời gian từ 8:30 sáng đến 12:30 sáng. Khoảng thời gian này sẽ là từ 7:00 sáng đến 11:00 tối theo múi giờ tại Ấn Độ.

Thời tiết Ấn Độ

Thời tiết Ấn Độ

Thời tiết và khí hậu của Ấn Độ rất nóng. Nhiệt độ trung bình tại Delhi từ 250C đến 320C, tại Lucknow từ 260C đến 340C. Tháng chín là đang giữa mùa mưa ở Ấn Độ.

Ngôn ngữ phổ biến

Tiếng Anh & tiếng Hindi là ngôn ngữ giao tiếp xã hội tại Ấn Độ, ngoài ra còn rất nhiều khoảng hơn 800 phương ngữ khác.

Đơn vị tiền tệ

Tiền Ấn Độ: Rupee

Tiền Ấn Độ: Rupee

Chỉ sử dụng tiền hiện hành của nước đến trong mọi giao dịch, mua bán. Quý khách có thể đổi tiền tại sân bay, ở các siêu thị hoặc tại các quầy đổi tiền (Money Exchange). Tuyệt đối không nên giao dịch đổi tiền với các người lạ mặt và cũng không nên đổi tiền trong khách sạn vì tỉ giá rất thấp. Quý khách chỉ mang đôla Mỹ hoặc các ngoại tệ mạnh để đổi sang tiền Ấn Độ.

Trang phục cần mang theo khi du lịch Ấn Độ

Quý khách nên mang theo trang phục gọn nhẹ, quần áo có loại vải khỏi ủi để khỏi phải tốn phí giặt ủi trong khách sạn và vừa đủ trong thời gian đi du lịch. Nên mang giày đế thấp, mềm và gọn nhẹ (không nên mang giày mới để tránh đau chân).

Điện năng sử dụng

Ở Ấn Độ sử dụng điện thế 220 Volts. Quý khách mang theo các thiết bị cần nạp pin (máy quay film, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động…) nên mang theo ổ cắm chia ra 3 chấu để sử dụng.

Liên lạc điện thoại như thế nào?

Điện thoại di động rất phổ biến ở Ấn Độ. Với một chiếc điện thoại GSM (loại sử dụng thẻ sim) có thể hoạt động ở bất cứ đâu ngoài Bắc Mỹ, hay “Điện Thoại Toàn Cầu” (hoạt động được trên tất cả các mạng lưới di động), bạn sẽ dễ dàng có được số điện thoại di động tại bất cứ thành phố nào ở Ấn Độ. Điện thoại di động tại Ấn Độ là hết sức hữu ích và cước phí cũng rất rẻ.

  • Khi cần liên lạc bằng điện thoại. Quý Khách có thể nên mua Phone Card để gọi quốc tế (Hướng Dẫn Viên sẽ hướng dẫn nơi mua và sử dụng).
  • Gọi điện thoại từ Ấn Độ về Việt Nam: 00 + 84 + Mã vùng (bỏ số không đầu) + Số muốn gọi
  • Gọi điện thoại di động ở Việt Nam: 00 + 849 + 0(1)xxxxxxx

Khách sạn

Các khách sạn tại Ấn Độ trang bị cửa khoá tự động, khi ra khỏi phòng quý khách chỉ cần đóng cửa lại là cửa tự khoá (không bấm khóa vì sẽ bị khoá hai lần dù có chìa khoá cũng không mở cửa được). Khi nhận phòng khách sạn quý khách lưu ý kiểm tra các vật dụng trong phòng phải đầy đủ cho hai người và báo ngay cho hướng dẫn nếu thiếu, tránh trường hợp bị khách sạn bồi thường khi trả phòng.

Văn hóa ẩm thực

Những tín đồ Ấn giáo tuyệt đối không ăn thịt bò bởi vì họ coi bò là thần. Những tín đồ Hồi giáo không ăn thịt heo, nhưng họ lại rất thích ăn thịt bò. Cũng giống như các quốc gia châu Á khác. Cơm vẫn là món chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy nhiên, hoàn toàn khác với cách nấu cơm của người Việt. Người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước. Sau đó mới cho nước vào nấu, khi cơm gần chín còn cho nhiều hương liệu khác như: tiêu, quế… Bên cạnh món cơm chiên thông thường, còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ. Phần lớn người Ấn Độ khi ăn cơm dùng tay phải bốc ăn.

 Phần lớn người Ấn Độ khi ăn cơm dùng tay phải bốc ăn.

Ở Ấn Độ, quý khách nên dùng nước đóng chai và không nên ăn các thức ăn lạ bày bán ở lề đường. Thức ăn của người Ấn thường có vị cay, chua, có mùi càry (du khách có thể tự trang bị thêm thức ăn riêng cho mình nếu thức ăn không hợp khẩu vị). Trong thời gian transit (chuyển tiếp) giữa 2 chuyến bay, quý khách tự trang bị thức ăn cho mình. Nếu trong đoàn có quý khách nào ăn chay xin báo trước cho HDV để đặt khẩu phần ăn chay.

Quy tắc khi mua sắm

Khi mua sắm tại Ấn Độ đa số sử dụng tiền bản địa. Một số cửa hàng miễn thuế (DFS) có thể  trả bằng USD. Nhưng tỷ giá thấp hơn tỷ giá ngân hàng. Tại các khu chợ sĩ, chợ lẻ, chợ trời. Quý khách phải xem kỹ về chất lượng hàng hoá và nhất thiết phải trả giá. Hàng hoá ở những nơi này rất phong phú. Tại các siêu thị không cần thiết phải trả giá vì đã có giá niêm yết. Nhưng đối với những cửa hàng tư nhân thuê lại trong siêu thị (nhân viên không mặc đồng phục) thì vẫn có thể mặc cả.

Giao thông đi lại

Phương tiện giao thông tại Ấn Độ rất đa dạng. Ngoài thời gian theo đoàn, nếu quý khách có nhu cầu di chuyển thì nên sử dụng phương tiện taxi có mở đồng hồ km và thanh toán theo đồng hồ để tránh những phiền phức ngoài ý muốn. Nên lưu ý và yêu cầu lái xe mở đồng hồ nếu thấy họ không làm trước khi xe khởi hành.

Giao thông đi lại ở Ấn Độ

Ngoài ra, còn có những phương tiện giao thông công cộng khác như xe bus, xe điện ngầm. Nhưng quý khách nên tham khảo ý kiến Hướng dẫn viên địa phương. Nhớ mang theo Hotel Card (Hướng dẫn viên sẽ cung cấp cho quý khách khi đến khách sạn). Để sử dụng đi Taxi mỗi khi đi tự túc ngoài chương trìn dể dàng tìm về khách sạn khi bị lạc đường.

Phong tục tập quán

Khi giao tiếp, phải tiếp xúc với người đàn ông trước, sau đó tới phụ nữ. Khi xã giao thì chào bằng cách chắp 2 tay vào nhau, để dưới cằm, cúi đầu và nói “ Lamaska” (chào). Để tỏ lòng kính trọng hay lịch sự, người ta thường chào nhau theo kiểu chắp hai tay vái nhẹ, đồng thời khẽ nghiêng đầu. Những chủ đề nên tránh khi tiếp xúc với người Ấn Độ. Là vấn đề cá nhân, nạn đói cũng như những viện trợ nhân đạo từ nước ngoài mà Ấn Độ nhận được.

Phong tục tập quán

Không được mở quà tặng khi có mặt người tặng quà. Không gói quà bằng giấy màu đen hay trắng. Bởi nó được xem là những màu không may mắn. Thay vào đó bạn nên gói quà bằng giấy màu xanh, đỏ hay vàng. Những món quà nên tránh tặng là những loại hoa ngát hương (thường dùng cho tang lễ của người Ấn).

Những người theo đạo Hồi quan niệm rằng chó là động vật không sạch sẽ. Nên đừng bao giờ tặng đồ có hình chó. Còn tín đồ đạo Hindu sùng bái bò nên việc tặng một món quà làm từ da bò là điều cấm kỵ. Khi đi vào các đền thờ. Bạn không được đeo hay mang các trang sức làm bằng da. Người Ấn Độ theo Hồi Giáo không ăn thịt heo. Người Ấn Độ theo An Độ Giáo (Hindu) không ăn thịt bò.

Tiền bo

Tiền típ là tiền thưởng cho người phục vụ như HDV, lái xe, bồi khách sạn (nếu yêu cầu họ mang hành lý), người dọn phòng (mỗi buổi sáng trước khi rời khách sạn). Tiền típ đã trở thành thông lệ đối với khách du lịch quốc tế, thường là 10% tổng giá trị sản phẩm dịch vụ.

Đại sứ quán Việt tại Ấn Độ

  • Địa chỉ: 17, Kautilya Marg, Chanakyapuri, New Delhi, India
  • Điện thoại: (91-11) 23018059 – 23017119 – Số Fax: (91-11) 23017714

Lưu ý cần nắm khi đi du lịch theo tour đến Ấn Độ

  • Gọi điện thoại từ khách sạn ra ngoài, sử dụng các thức uống trong tủ lạnh của khách sạn, quý Khách phải tự trả tiền. Phí giặt ủi ở khách sạn rất đắt. Mỗi khi ra khỏi phòng nhớ đóng cửa phòng và nên gửi chìa khóa tại quầy tiếp tân của khách sạn.
  • Quý khách có ý định tách đoàn khi đi du lịch thì vui lòng báo cho nhân viên bán tour trước khi đi du lịch. Trong thời gian tham gia tour tại nước sở tại. Vui lòng không được tách đoàn để đi thăm thân. Khi đang đi tham gia tour quý khách vui lòng không dẫn theo người thân không có tên trong danh sách đi tour.
  • Tuân thủ giờ giấc đã thông báo của trưởng đoàn và HDV địa phương. Mọi hậu quả gây ra do sự chậm trễ của cá nhân phải do cá nhân đó chịu trách nhiệm trước tập thể đoàn.
  • Trong hành lý tư trang để tại khách sạn. Quý khách lưu ý khoá lại hành lý cẩn thận trước khi rời khách sạn. Không nên để các đồ có giá trị lớn hoặc tiền bạc trong hành lý để tại khách sạn.
  • Nên giữ thông tin của khách sạn nơi lưu trú để phòng khi lạc đường. Thông báo với trưởng đoàn và HDV khi không tham quan theo chương trình và hẹn điểm gặp sau đó.
  • Luôn đi theo đoàn, tránh  trường hợp bị lạc. Không  dừng lại mua hàng mà không quan sát đoàn
  • Đừng quên mang các loại thuốc thông thường từ nước nhà. Vì ra nước ngoài mỗi khi mua thuốc là phải có đơn của bác sĩ và giá thì rất đắt.

Nguồn: travel.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *