Do tình hình dịch bệnh phức tạp, nhập siêu đã quay trở lại ở đầu năm nay sau nhiều năm liên tục là nước xuất siêu. Mặc dù cán cân thương mai nhập siêu không phải là con số lớn nhưng xuất khẩu lại quá phụ thuộc vào FDI. Trong khi nhập siêu lại là những mặt hàng không có thúc đẩy đến việc tăng sản xuất. Bị ảnh hưởng bởi đợt dịch thứ tư của Covid-19, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước ở 5 tháng đầu năm 2021 phải chịu những tác động mạnh. Đặc biệt tác động lớn đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp. Hiện tại thì tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu hiện tại tuy không lớn nhưng cũng để lại nhiều nỗi lo.
Kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 130,94 tỷ USD. Trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 131,31 tỷ USD. Như vậy sau 5 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu khoảng 369 triệu USD. Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm Việt Nam xuất siêu 1,63 tỷ USD thì sang tháng 5 đã nhập siêu 2 tỷ USD.
Cụ thể về xuất khẩu, trong tổng kim ngạch 130,94 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 33,06 tỷ USD. Tăng 16,6%, chiếm 25,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn khu vực vốn đầu tư nước ngoài – FDI (kể cả dầu thô) đạt tới 97,88 tỷ USD, tăng 36,3%. Chiếm 74,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về nhập khẩu, trong tổng kim ngạch 131,31 tỷ USD, khu vực FDI đạt 85,51 tỷ USD. Tăng 39,9%, còn khu vực kinh tế trong nước đạt 45,8 tỷ USD, tăng 30,2%.
“Điều này không đáng lo ngại và không có gì bất thường. Bởi xuất siêu là do các doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất. 90% lượng hàng hóa nhập khẩu là nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết. Trong 131,31 tỷ USD nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm. Thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm đến 85,51 tỷ USD.
Cần kiểm soát các mặt hàng nhập khẩu
Ngoài ra các mặt hàng nhập khẩu chủ đạo là: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày… Đây đều là những ngành hiện nay đang có đà phục hồi tăng trưởng rất mạnh mẽ. Thế nhưng nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2021 lại là hàng tiêu dùng. Đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ thì rất đáng bàn. Bởi nó chẳng những không có tác dụng thúc đẩy mà ngược lại còn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Riêng đối với nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nhóm trong 5 tháng đầu năm chỉ đạt 8,49 tỷ USD. Chiếm khoảng 3,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Do đó, không có chuyện cán cân thương mại bị thâm hụt. Do gia tăng nhập khẩu các mặt hàng không được khuyến khích. Bên cạnh xuất nhập khẩu hàng hóa; cũng theo ông Hải, do ảnh hưởng của COVID-19 nên một số địa phương thực hiện phong tỏa. Khiến nhu cầu của người dân giảm nhất là các sản phẩm không thiết yếu. Điều này tác động đến mức tổng mức bản lẻ hàng hóa. Đây cũng là một nguyên nhân cho tình trạng xuất siêu.
Năm 2021, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4 – 5% so với năm 2020. Theo quy luật, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Do đó, có thể kỳ vọng cán cân thương mại hàng hóa sẽ xoay chiều trong những tháng tới. Dù không đáng lo ngại tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh sẽ theo dõi diễn biến thị trường để có những biện pháp kịp thời.
Nguồn: vtv.vn