Những thói quen hàng ngày khiến tuổi thọ giới trẻ giảm dần

Những thói quen hàng ngày khiến tuổi thọ giới trẻ giảm dần

Đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi hay thắc mắc khi thấy tuổi thọ giới trẻ ngày càng thấp hơn so với ông bà, bố mẹ, những thế hệ trước. Hay khi bước ra đường và chạm mặt thường xuyên là những đôi mắt thâm quầng, những con người uể oải và thiếu sức sống. Hay chính gương mặt thất thần của bạn trong gương và căn bệnh dạ dày phổ biến ở các bạn trẻ hiện nay. Nguyên nhân có lẽ chính bởi lối sống hàng ngày của họ. Như thức khuya, cày deadline, bỏ bữa hay lười vận động.. Vô hình chung, đây lại chính là nguyên nhân khiến cho tuổi thọ con người ngày càng thấp và tăng nguy cơ đột quỵ.

Đừng chủ quan nghĩ rằng “Còn trẻ khoẻ, việc gì phải sợ!”

Đó là câu nói mà tôi tin rằng cho dù không nói ra, nó cũng đã trở thành một nhận thức định sẵn trong đầu óc bạn ngay bây giờ. Khi tuổi 20 đang phơi phới, năng lượng lúc nào cũng dồi dào và hừng hực, bạn có lúc còn tin rằng mình có thể xoay chuyển cả thế giới ấy chứ. Thế nên cũng chẳng mấy khi, bạn để tâm việc mình đã ngồi trước màn hình laptop cả nửa ngày hay đã thức trắng đêm giải quyết nốt mớ công việc bộn bề.

Đừng chủ quan nghĩ rằng “Còn trẻ khoẻ, việc gì phải sợ!”

Bỏ ăn sáng, quên bữa trưa hay bữa tối tạm bợ với mẩu bánh mì. Có lẽ cũng trở nên bình thường với những cô cậu sinh viên thường thức dậy muộn. Mở mắt ra lao vội đến trường và bù đầu cả ngày đến tối mịt. Học trên lớp, đi làm thêm, bài tập chất chồng, chương trình sự kiện liên miên. Và những kỳ thi cứ nối tiếp nhau tới xoay vần bạn. Lúc ấy tôi tin, điều bạn mong ước chỉ là một ngày dài hơn 24 tiếng. Còn chuyện làm đầy bao tử và để thời gian nghỉ ngơi có lẽ đã bị quên lãng mất. Có là gì, chỉ một tách cà phê là tỉnh táo ngay. Hay ráng làm cho xong rồi ngủ bù mấy ngày, ăn uống thoả thuê là phục sức lại ngay.

Đừng bao giờ im lặng trước sự kêu cứu của cơ thể

Vì sao thế hệ trước thường khoẻ hơn chúng ta

Bạn đã bao giờ cảm thấy bất lực khi bệnh tật ùa đến trong lúc công việc đang bận rộn chưa? Và bạn có đang nhận ra mình choáng váng khi vội vàng đứng lên ngồi xuống. Dạ dày bỗng đau bất ngờ và không còn đủ sức để đạp xe đạp lòng vòng ngoài phố? Tại sao vậy, khi chúng ta mới tròn 20? Không dưới 1 lần, tôi và bạn hẳn nghe câu chuyện về những thế hệ trước.

Thế hệ cha anh lấp sông phá núi, mạnh khoẻ và hăng say khi điều kiện vật chất chỉ chưa bằng 1/10 thời bây giờ. Còn chúng ta, no đủ từ khi mới lọt lòng, sữa ngoại sữa nội dinh dưỡng đủ đầy, chẳng phải lo toan nhiều về miếng ăn giấc ngủ như cha mẹ ta, thì bỗng lại yếu đi, tự rẽ đường cho mình đến giường bệnh nhiều như vậy?

Nguyên nhân chính bởi lối sống của bạn

Khi não bộ cần nghỉ ngơi, bạn thức và bắt nó làm việc gấp 3 lần năng suất

Câu trả lời nằm ngay ở lối sống của giới trẻ hiện nay, hàng ngày hàng giờ. Khi não bộ cần nghỉ ngơi, bạn thức và bắt nó làm việc gấp 3 lần năng suất. Khi máu cần lưu thông để nuôi các bộ phận khác, bạn ngồi ì trước máy tính gõ cho xong bài làm. Khi cơ thể cần tiết ra nhiều endorphin nếu vận động thường xuyên – một chất trong não giúp giảm đau và cảm thấy khỏe khoắn hơn, bạn vẫn còn vùi trong chăn lúc đồng hồ đã điểm giờ trưa.

Và nếu dạ dày muốn những món ăn lành mạnh. Thì bạn chọn thức ăn nhanh, đồ cay nóng, thức uống có cồn, cà phê, thuốc lá… Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tăng, cả xã hội trách cứ những tiểu thương trục lợi đang đầu độc người xung quanh. Trách môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Nhưng tôi nghĩ bạn cũng đang tiếp tay cho họ đầu độc chính bản thân mình khi ăn uống qua loa, lười vận động, ù lỳ và lười biếng.

Luôn rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài

Căng thẳng là một phần tự nhiên trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia và Phúc lợi xã hội Phần Lan. Việc bị căng thẳng mãn tính có thể làm tuổi thọ giảm 2,8 năm đối với nam và 2,3 năm đối với nữ. Để giảm bớt căng thẳng, bạn hãy cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Một vài phút tập thở, thiền định mỗi ngày ngay cả tại bàn làm việc. Nó có thể giúp thư giãn não bộ, giảm lo lắng và cải thiện sức khỏe của bạn về lâu dài.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Tập thể dục mỗi ngày 15 – 20p hoặc hơn, nghỉ giải lao giữa những giờ học tập hay làm việc căng thẳng bằng một vài động tác.

Bạn sống, không phải để bạn bạc đãi chính bản thân mình. Thay vì thức khuya làm việc, hãy đi ngủ sớm và thức dậy với một tâm thế thoải mái. Tập thể dục mỗi ngày 15 – 20p hoặc hơn. Nghỉ giải lao giữa những giờ học tập hay làm việc căng thẳng bằng một vài động tác. Hay đơn giản là lựa chọn đi thang bộ hơn là thang máy. Nếu có thể, hãy chọn cho mình một môn thể thao yêu thích để rèn luyện thường xuyên. Ăn uống điều độ và bớt chút thời gian nấu nướng sẽ. Là cách để bạn giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Đặc biệt hãy cố gắng loại bỏ những thói quen cực xấu cho sức khoẻ bạn nhé! Có câu chuyện ngụ ngôn kể lại rằng, một người nằm mơ mình phỏng vấn Thượng đế. “Điều gì ở loài người làm cho ngài ngạc nhiên nhất sau khi ngài đã tạo ra họ?” Thượng đế trả lời. “Đó là họ phung phí sức khỏe để kiếm cho thật nhiều tiền, rồi bỏ tiền đó ra để phục hồi sức khỏe”. Phải đó, sai lầm lớn nhất của tuổi đôi mươi chính là tự lừa gạt chính mình rằng chúng ta còn trẻ, còn khoẻ, và còn nhiều thời gian.

Nguồn: ftunews.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *