Phan Thiết được xem là một thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Nơi đây nổi tiếng với địa danh Mũi Né và được ví là thủ đô resort trong cả nước. Đến với Phan Thiết – Mũi Né bạn sẽ được dịp tận mắt chiêm ngưỡng những bờ cát trắng trải dài tít tắp, cùng nhiều bờ biển xanh biếc. Đặc biệt hải sản tại Phan Thiết được xem là một món ẩm thực thu hút nhiều du khách đến đây. Nếu bạn đến Phan Thiết mà chưa có dịp thưởng thức những món ăn ngon và nổi tiếng của vùng đất ven biển này thì thật đáng tiếc. Bài viết sau đây bảng tin du lịch sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm khi du lịch đến thành phố biển này nhé!
Nguồn gốc tên gọi Phan Thiết
Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, “Phan Thiết” không phải là một cái tên thuần Việt:
- Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là “Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Lithit” lại được gắn liền với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.
- Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là “Tam Phan”.
- Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.
Ngày nay, yếu tố “Phan” còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn…
Di chuyển đến Phan Thiết
Từ TP.HCM bạn bắt xe khách Phương Trang tại bến xe Phạm Ngũ Lão hay ra bến xe miền Đông để về Phan Thiết. Thời gian khoảng 4 tiếng. Bạn chỉ cần gọi đặt trước và ra lấy vé trước 30 phút là được. Thuận tiện là nếu bạn đi bến Phạm Ngũ Lão xe Phương Trang sẽ đi bạn ra thẳng Mũi Né. Hoặc cách khác là đi tàu hỏa từ ga Hòa Hưng. Tàu sẽ dừng tại ga Phan Thiết và bạn dễ dàng di chuyển bằng taxi về khách sạn. Đến Phan Thiết thì bạn nên thuê một chiếc xe máy để thuận lợi di chuyển, dịch vụ này hầu như đều có tại các khách sạn trong thành phố Phan Thiết hay Mũi Né.
Từ miền Trung hay miền Bắc thì bạn nên đi máy bay vào Tp.HCM trước. Sau đó di chuyển ra Phan Thiết. Tuyến Hà Nội/Đà Nẵng – TP.HCM luôn có chương trình giá rẻ từ các hãng hàng không Vietjet, Jestar hay Vietnam Ailines. Từ Cao Nguyên thì bạn đi xe khách trực tiếp đến Phan Thiết. Còn miền Tây thì phải lên TP.HCM nối tuyến đi Phan Thiết.
Thời điểm đến Phan Thiết đẹp nhất trong năm
Để thuận lợi cho việc tắm biển, tham quan và nghỉ dưỡng. Bạn nên đến Phan Thiết vào đầu tháng 6 hay từ tháng 8 – 12. Tránh đi vào tháng 7, 8 vì mùa này mưa nhiều, có nhiều tảo biển. Sẽ làm cho nước biển không được trong xanh. Còn đến đây để lướt sóng thì nên đi vào tháng 9 – 12. Mùa có gió dễ chịu nhất là tháng 11 – tháng 4 năm sau.
Địa điểm tham quan nhất định không được bỏ lỡ
Phan Thiết có hai khu vực chính để bạn tham quan. Đó là trung tâm thành phố Phan Thiết và khu vực Mũi Né. Ngay trong thành phố Phan Thiết thì có những danh thắng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trường Dục Thanh hay ghé thăm Dinh Vạn Thủy Tú. Nơi có bộ xương cá ông lớn nhất tại Bình Thuận. Và đừng quên chụp hình tại Tháp nước Phan Thiết. Được xem là biểu tượng của thành phố biển này.
Mũi Né cách Phan Thiết chừng 20km, trên đường ra. Bạn nên ghé tham quan Tháp Chàm Poshanư của người Chăm. Ghé và thưởng thức ly rượu vang hảo hạng tại Lâu đài Rượu vang RD. Đến khu vực Mũi Né thì ngoài hoạt động tắm biển. Lướt ván bạn không nên bỏ qua việc chinh phục đồi cát đỏ và trượt cát. Tham quan suối Hồng, thư giãn tại trung tâm Bùn Khoáng Mũi Né.
Một vài lễ hội đặc sắc
Bình Thuận có 1 lễ hội lớn của người chăm đó là lễ hội Katê tại tháp Pôsanư vào đầu tháng 10 dương lịch. Và một lễ hội không kém phần đặc sắc và nhộn nhịp mà bạn không nên bỏ qua nếu đến đây vào dịp Tết âm lịch. Đó là Lễ hội Đua Thuyền, thường diễn ra vào ngày mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết.
Món ngon miền biển và top những khách sạn tốt
Trong thành phố Phan Thiết bạn có thể lựa chọn ở khách sạn như Bình Minh 2 sao, Đồi Dương 3 sao. Còn trong khu vực Mũi Né thì khá nhiều các khách sạn để bạn lựa chọn như Minh Tâm resort, Rạng Garden Bungalow Hill Side, Van Nguyen Mini Houes, Golden Sail Hotel với tiêu chuẩn 2 sao. Ngoài ra bạn còn có thể lựa chọn qua đêm tại khu vực Hòn Rơm như Hòn Rơm 2 resort, khu du lịch Nắng Hòn Rơm.
Buổi tối khu vực Hàm Tiến có cả dãy phố nhà hàng món tây. Các món hải sản nấu theo kiểu Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật. Hoặc bạn có thể tự mua hải sản và nhờ nhà hàng chế biến thành món ăn yêu thích. Ở trong khu vực thành phố Phan Thiết. Thì không nên bỏ qua các món ăn làm níu chân du khách như gỏi cá Mai, lẩu cá bóp, bánh tráng cuốn dẻo, bánh canh chả cá, bánh xèo, bánh căn, răng mực, bánh quai vạt, mì quãng vịt…. tại khu vực bờ kè và chợ Phan Thiết.
Nên mua quà gì khi du lịch Phan Thiết?
Các bạn muốn mua hải sản về làm quà thì tốt nhất nên ra bờ biển vào buổi sáng sớm. Để đón các ghe chài của các ngư dân đi đánh bắt ban đêm về. Thì hải sản sẽ tươi sống ngon hơn so với các cơ sở bán sẵn. Ngoài ra, các bạn còn có thể mua mực một nắng, thanh long, cốm sữa Phan Thiết, bánh rế tại các điểm dừng chân hay tại một số cửa hàng bán đặc sản Phan Thiết trong nội thành Thành phố hoặc tại các siêu thị lớn như Coop – Mart, Lottemart…
Một vài lưu ý nhỏ
Bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ tư trang như kem chống nắng, nón rộng vành, dép hai quai hay giày sandal, kính râm. Kèm theo một chai nước nhỏ bên mình khi di chuyển, vui đùa trên đồi cát… Hay mang theo dù, áo khoác nhẹ nếu đi vào mùa mưa tháng 7, 8. Lưu ý trên đường Trần Hưng Đạo có nhiều khách sạn, giá cả phải chăng. Nhưng do nằm trên đường lớn, tối xe chạy ồn ào nên không yên tĩnh lắm. Nếu bạn muốn ngắm bình minh thì chỉ có thể ngắm được tại Mũi Né. Bãi Đồi Dương tại Phan Thiết bị núi che khuất nên mặt trời qua khỏi núi sẽ gắt, không còn đẹp nữa.
Nguồn: travel.com.vn