Thủy sản Việt Nam vốn rất phát triển và cũng là thế mạnh của nước ta. Các mặt hàng như tôm, cua, cá,…đều được đầu tư phát triển ở diện rộng. Tuy nhiên, bởi dịch bệnh mà việc xuất khẩu thủy sản đã gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là từ đầu năm nay, mức giá liên tục sụt giảm gây khó khăn cho người dân. Thế nhưng, sự việc các cảng Trung Quốc đóng cửa mới là cú sốc lớn nhất. Đây là thị trường chính của nhiều công ty nên khi cảng không nhập hàng thì thiệt hại là con số không hề nhỏ. Một số nước khác cũng đang trong tình trạng tương tự, ví dụ như Thái Lan hay Campuchia.
Thủy sản gặp nạn giữa năm
Cảng quốc tế Trạm Giang (Trung Quốc) ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam gây ảnh hưởng đến ngành thủy sản. Chiều 11-6, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin về việc cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh.
Theo đó, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh thông tin do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông, nhiều thành phố thuộc tỉnh này như Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang… đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cảng biển.
Cảng Trạm Giang dừng nhập hàng
Riêng tại cảng Trạm Giang, Công ty CP tập đoàn cảng Trạm Giang là doanh nghiệp vận hành. Đơn vị quản lý cảng đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng đông lạnh. Chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia. Trong đó có Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào,. Quyết định tính từ ngày 20-6 đến 15-7-2021. Quyết định này được đưa ra tại cuộc họp giữa doanh nghiệp này với đại diện một số hiệp hội và khoảng 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, logistics… tại cảng Trạm Giang ngày 3-6 vừa qua. Lý do đưa ra là do năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường công tác phòng dịch Covid-19 cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng.
Dừng nhập hàng để an toàn mùa Covid
Theo Nafiqad, đây là quyết định của doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng. Cho tới nay chưa thấy quy định tương tự nào của cơ quan quản lý nhà nước Quảng Đông hoặc Chính phủ Trung Quốc về việc này. Tuy nhiên, để tránh phát sinh các khó khăn vướng mắc trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào cảng Trạm Giang, Trung Quốc, Nafiqad đề nghị các DN xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó phù hợp.
Đồng thời, nghiêm túc thực hiện các văn bản hướng dẫn trong thời gian vừa qua của ngành. Cần duy trì điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19. Lưu ý thực hiện xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc. Cảng quốc tế Trạm Giang là một trong những trung tâm trung chuyển lớn ở Trung Quốc. Quyết định này ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bởi đây là thị trường nằm trong tốp 4 của thủy sản.
Doanh nghiệp thủy sản tiêm phòng vacxin chống Covid
Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam có diễn biến phức tạp. Đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn đến Thủ tướng Chính phủ. Công văn đề nghị cho phép VASEP – đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản thành viên được đăng ký mua 500.000 liều vắc xin. Đây cũng là vacxin Chính phủ đang đặt mua theo kế hoạch.
Theo VASEP, đây là động thái cần thiết để đảm bảo an toàn cho lực lượng sản xuất. Nhờ đó có thể đáp ứng cho các đơn hàng xuất khẩu. VASEP cho biết rất tệ nếu doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14-21 ngày. Khi đó coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm tan vỡ. Đó là hậu quả vô cùng to lớn. Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản. Hệ lụy là người lao động bị mất việc làm. Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế. Nó cũng ảnh hưởng đến uy tín ngành hàng của Việt Nam.
Nguồn: Nld.com.vn