Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội

Nhờ tận dụng tốt những cơ hội, xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2021 của các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Trong 5 tháng đầu, xuất khẩu thủy hải sản ở nước ta đã tăng cả về lượng lẫn giá trị. Hiện tại các công ty thủy hải sản Việt Nam đã nhận được một số lượng lớn các đơn đặt hàng xuất khẩu ở nhiều thị trường. Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam là Ấn Độ và Thái Lan đang bị ảnh hưởng xấu bởi dịch Covid-19. Đã ảnh hưởng đến khả năng cung cấp và xuất khẩu của các quốc gia này. Trong thời gian tới, nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát được dịch Covid-19. Thì cơ hội xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Xuất khẩu thủy sản tăng về lượng và giá trị

Theo Cục Xuất nhập khẩu, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này ước đạt hơn 3,2 tỷ USD. Tăng hơn 13% về lượng và trên 12% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Riêng đối với thị trường Anh kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Vương Quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực tạm thời (từ ngày 1/1/2021) về xuất khẩu thủy sản. Đặc biệt là mặt hàng tôm vào thị trường này ghi nhận tín hiệu khá tích cực. Số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới (ITC) cho thấy, trong quý I/2021 nhập khẩu tôm nước ấm mã HS 030617 của Anh đạt 9,14 nghìn tấn, trị giá 92 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản

Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng như: tôm, cá tra, cá ngừ… Từ đầu năm đến nay, khoảng 220 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ. Trong đó gần 1/3 doanh nghiệp có doanh số xuất khẩu từ 1 triệu USD trở lên. Sau Mỹ, các thị trường lớn tiêu thụ thủy sản lần lượt là Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc. Ngoài nỗ lực không để đứt gãy các khâu sản xuất, ngành thủy sản còn tập trung chế biến sâu. Đang dạng hình thức bán hàng, giữ thị trường truyền thống và chủ động tìm kiếm các thị trường mới.

Tìm kiếm thị trường mới đa dạng

“Chúng tôi thường xuyên trao đổi với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu của thị trường. Từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… để tạo ra các sản phẩm phù hợp, phục vụ nhu cầu trong giai đoạn dịch”, ông Trương Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn, cho biết. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ thủy sản bắt đầu tăng lên trên nhiều thị trường. Đặc biệt là các thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản bắt đầu tăng lên

“Sau đợt phục hồi này, nhu cầu mặt hàng này từ các nước châu Âu sẽ tăng lên. Do các doanh nghiệp tiếp cận, đồng thời các nhà nhập khẩu cũng quan tâm đến vấn đề nhập khẩu từ Việt Nam thông qua lợi thế của Hiệp định EVFTA”, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, nhận định.

Xuất khẩu thủy sản sẽ tăng trong thời gian tới

Theo dự báo, xuất khẩu thủy sản quý II sẽ tiếp đà tăng trưởng 10%, đạt khoảng 2,1 tỷ USD. Bên cạnh các thị trường chủ lực, các thị trường khác như Australia, Canada, Anh, Nga dự báo sẽ là điểm sáng mới trong bức tranh xuất khẩu quý II và nửa cuối năm. Vì nhu cầu đang gia tăng và không gặp rào cản thị trường.

Ngoài ra, các thị trường lớn nhập khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU đang dần hồi phục. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản bắt đầu tăng lên. Các thị trường có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng ghi nhận sự tăng trưởng xuất khẩu tích cực. Hiện nay, do tác động của dịch COVID-19, nguồn cung thủy sản của một số nhà cung cấp lớn tại Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Mỹ bị ảnh hưởng. Điều này có thể khiến giá một số mặt hàng này tăng cùng với xu hướng tăng nhu cầu. Đây là cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Nguồn: vtv.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *