Xăng dầu tăng giá làm cho người lao động thêm chật vật mùa dịch

xăng dầu

Xăng dầu là công cụ giúp cho người dân có thể di chuyển xa nhà để làm ăn, kiếm sống. Tuy nhiên, việc xăng tăng giá, dầu tăng giá dù ít thì cũng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trước đây, đã có thời điểm kinh tế đi xuống, nhà nước hỗ trợ giá xăng dầu đạt mức cực thấp chỉ hơn 10.000vnđ. Tuy nhiên, so sánh với hiện tại, khi dịch bệnh vẫn ảnh hưởng thì giá xăng dầu lại tăng gấp đôi. Từ 11 tháng 6 vừa qua, nhà nước đã quyết định điều chỉnh lại giá xăng dầu. Điều này khiến cho người lao động thêm phần áp lực bởi chi phí đi lại tăng cao.

Xăng dầu tăng giá mạnh

Ngày 11-6, Liên Bộ Công Thương – Tài chính cho biết giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ tăng từ 15 giờ cùng ngày. Theo đó, xăng RON95 có giá bán lẻ 20.164 đồng/lít sau khi tăng khá mạnh 633 đồng/lít; xăng E5RON92 tăng 622 đồng/lít, có giá bán lẻ không cao hơn 19.048 đồng/lít. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng giá tại kỳ điều hành này. Theo đó, dầu diesel tăng 674 đồng/lít, có giá bán lẻ 15.448 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 587 đồng/lít, có giá bán lẻ trên thị trường là 14.412 đồng/lít và dầu mazut có giá bán lẻ không cao hơn 14.954 đồng/kg sau khi tăng 675 đồng/kg so với giá hiện hành.

Qũy bình ổn giá hỗ trợ người dân

xăng tăng giá

Tại kỳ điều hành này đã chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 1.600 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 600 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa chi ở mức 200 đồng/lít, dầu mazut không chi. Theo dữ liệu của Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi sau thời gian chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19. Nhu cầu sử dụng xăng dầu trên thế giới tăng mạnh. Điều này đã tác động đến giá xăng dầu thành phẩm tăng trong thời gian vừa qua. Giá xăng dầu thế giới trong 15 ngày vừa qua tăng giảm đan xen. Nhưng xu hướng chính là tăng cao.

Cơ quan điều hành giá cho hay, nhằm hạn chế mức tăng giá xăng, hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giảm áp lực chi Quỹ bình ổn để có dư địa điều hành giá trong thời gian tới, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính quyết định tiếp tục chi Quỹ bình ổn đối với một số loại xăng dầu ở mức cao, từ 200 đồng đến 1.600 đồng/lít.

Xăng tăng giá, người dân méo mặt

dầu tăng giá

Anh Nguyễn Văn Giản – tài xế của hãng taxi G7 cho hay, thời điểm này, không ít tài xế “méo mặt” khi phải chịu tác động kép: Dịch COVID-19 và giá xăng tăng mạnh. “Mỗi ngày, tôi chạy khoảng 50km Trong đó chỉ có 30km là có khách với doanh thu 300.000 đồng/ngày. Song tiền xăng lên tới gần 100.000 đồng. Đấy là chưa kể các chi phí gọi đàm của hãng, phí cầu đường, khấu hao xe. Như vậy, thời điểm này, tài xế chạy xe gần như là không có lãi. Họ thậm chí là lỗ nếu giá xăng tiếp tục tăng vào các kỳ điều chỉnh tới”.

Anh Tú là chủ nhà xe Mạnh Béo chạy tuyến Hải Dương – Hà Nội. Xe anh chạy dầu, mỗi một lượt chạy cả chiều đi và chiều về mất 350.000 tiền dầu. Nay anh phải đổ 410.000 đồng mới đầy bình do giá xăng dầu tăng nhanh. “Do ảnh hưởng của dịch bệnh, cộng với việc xăng tăng giá khiến tôi phải tăng giá vé lên. Bên cạnh đó, cũng phải cắt số lượng xe từ 10 xe xuống còn 5 xe chạy tuyến Hải Dương – Hà Nội. Nếu không làm thế thì doanh nghiệp vận tải như chúng tôi chết đói”, anh Tú than thở.

Nguồn: Nld.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *